PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÀ
TRƯỜNG THCS TT THANH HÀ
Video hướng dẫn Đăng nhập

BÀI DỰ THI HỘI THI GIỚI TIỆU SÁCH CHỦ ĐỀ Kỉ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

 

Họ tên người tham dự: Nguyễn Minh Anh

Lớp 9A

Tên sách: Người suy nghĩ về tuổi trẻ chúng ta

Nhà xuất bản: Thanh Niên

Năm xuất bản: 2008

Số trang: 71

Khổ sách: 13,5x20,5cm

 

 

                                        Kính thưa các thầy giáo cô giáo !

                             Chào các bạn học sinh thân mến!

 

Tham dự Hội thi giới thiệu sách lần này, em xin gửi đến toàn thể các thầy cô giáo và các bạn học sinh cuốn sách “Người suy nghĩ về tuổi trẻ chúng ta” nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuốn sách là hồi ký những câu chuyện của đồng chí Vũ Kỳ - thư ký của Bác kể về những suy nghĩ, những lời dạy cũng như lời căn dặn ân tình và tỉ mỉ của Người với tuổi trẻ. Sách được xuất bản năm 2008 do nhà xuất bản Thanh niên ấn hành.

            Cuốn sách không có bố cục theo chương hồi rõ ràng mà chỉ là những con số thể hiện mỗi câu chuyện vào từng khoảnh khắc nhật ký của thời gian thư ký Vũ Kỳ bên cạnh Bác. Đó là mốc thời gian năm 1969 những năm cuối cùng của cuộc đời, mặc dù bận rất nhiều công việc nhưng Bác vẫn chọn những khoảng thời gian thư thái nhất, đúng vào giờ đẹp nhất của một ngày lúc 9 giờ sáng ngày 10/5/1965 Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc….

Mở đầu cuốn sách tác giả Vũ Kỳ viết “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời người khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Đó là cả một chân lý. Biết bao điều đáng suy nghĩ để hiểu thêm, để vui mừng và để lo lắng…. từ chân lý đơn giản đó? Biết bao điều từng trải, buồn vui, từ tấm lòng của vị lãnh tụ. Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lúc đó 56 tuổi, để xúc cảm đọng lại trong chân lý đơn sơ mà vĩ đại như tự nhiên đó? Biết bao nhiêu lời căn dặn ân tình, bao việc làm cụ thể và tỉ mỉ. Người đã dành cho lứa tuổi mùa xuân đó? Và cuốn sách này chỉ trích nhật ký những tháng ngày Bác căn dặn toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chăm lo thế hệ trẻ.

Ngày 10 tháng 05 năm 1969, tác giả Vũ Kỳ kể câu chuyện: Chiều chiều, Bác vẫn đúng giờ cho cá ăn. Mười ngày sau, chiều bên áo cá, Bác bổng bảo tôi: - Kìa chú xem, con cá gáy đã đến rồi đấy. Bác nhận xét: - Các chú ở nhà ko cho cá ăn đều, nó mới phải đi kiếm ăn lăng băng như thế. Rồi Bác hạ giọng như tự nói với mình: - Với con người cũng thế, nhất là thanh niên, không quan tâm đến cũng như thế”… Từ những câu chuyện nhỏ của Bác trong đó chứa đựng cả một chân lý. Rất nhiều câu chuyện của Bác nhắc đến thanh thiếu niên Việt Nam qua hồi ký, đọc kỹ từng câu chữ các em sẽ có dịp hiểu thêm nổi chăm lo của Bác đối với chúng ta.

Ðiểm nổi bật trong cuốn hồi ký là Việc giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ của Bác là việc nêu cao lý tưởng, quyết tâm phấn đấu cho giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu gương bằng chính cuộc đời hoạt động cách mạng, chịu mọi gian khó, hy sinh, đồng cam cộng khổ với đồng bào, đồng chí. Khi đã thấm nhuần lý tưởng, quyết tâm phấn đấu cho lý tưởng thì như Người dạy thanh niên:
                        Không có việc gì khó,
                        Chỉ sợ lòng không bền
                        Ðào núi và lấp biển
                        Quyết chí ắt làm nên!

            Bác đã đề cao trách nhiệm cụ thể của từng đoàn viên “đoàn viên phải gương mẫu trong công tác, trong sản xuất, trong học tập” và trách nhiệm chung “Các chi đoàn thanh niên phải xung phong làm đầu tàu trong cuộc thi đua.” Vì thi đua là điều kiện thuận lợi giúp cho Đoàn phát triển mạnh mẽ, vững chắc và thu hút sự quan tâm của thanh niên. Phải thực hiện khẩu hiệu: Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên.
            Khép lại cuốn hồi ký của thư ký Vũ Kỳ, có lẽ càng đọc chúng ta càng suy ngẫm, mới thấy lịch sử như một dòng chảy của thời gian, vẫn miệt mài không một phút giây ngừng nghỉ. Song không phải là cái trước tiếp cái sau theo trình tự “tuyến tính” mà luôn nảy sinh những nhân tố mới, những con người mới. Cũng như một năm qua đi, vạn vật biến đổi không ngừng, cái cũ mất đi cái mới nối tiếp, như đời người ai cũng trải qua và bắt đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ luôn tràn đầy sinh lực, trí tuệ, sức sống và khát vọng mơ ước với những hoài bão lớn. Đó là tuổi đẹp nhất của đời người. Chính vì thế, tuổi trẻ luôn muốn vượt qua mọi trở ngại để đi tới những chân trời mới, khát vọng mới và chinh phục những thành tựu khoa học của nhân loại.

            Đọc để biết, để hiểu Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, muốn xứng đáng vai trò làm chủ thì chúng ta phải học tập. Vì vậy, Bác rất quan tâm đến việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ của thanh niên. Bác chỉ rõ: "Nhiệm vụ chính của thanh niên, học sinh là học. Học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh tức là để làm trọn nhiệm vụ người làm chủ nước nhà". Và "Thanh niên sẽ làm chủ nước nhà, phải học tập mãi, tiến bộ mãi, mới thật là thanh niên". Bác luôn chăm lo bồi dưỡng đội ngũ thanh niên trí thức. Bác căn dặn: "Đối với thanh niên trí thức cần phải đặt câu hỏi: "Học để làm gì? Học để phụng sự ai?".

            Thời gian càng lùi xa, suy ngẫm câu nói đó của Bác Hồ chúng ta mới thấy hết giá trị, tầm nhìn chiến lược, tình cảm và lời dạy của Bác dành cho tuổi trẻ. Hồi ký : “Người suy nghĩ về tuổi trẻ chúng ta” của thư ký Vũ Kỳ thật sâu sắc và giá trị to lớn vẹn toàn tâm tư tình cảm của Bác đối với tuổi trẻ.

            Xin mời các thầy cô giáo và các bạn học sinh tìm đọc cuốn sách.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
KẾ HOẠCH HƯỚNG NGHIỆP-DẠY NGHỀ NĂM HỌC 2016-2017. Đề nghị các đ/c thực hiện theo đúng KH của nhà trường. ... Cập nhật lúc : 14 giờ 57 phút - Ngày 14 tháng 10 năm 2016
Xem chi tiết
KẾ HOẠCH HỘI GIẢNG, HỘI THI GVDG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2016-2017. Đề nghị các tổ CM triển khai tới toàn thể GV kịp thời ... Cập nhật lúc : 16 giờ 37 phút - Ngày 11 tháng 10 năm 2016
Xem chi tiết
Kế hoạch Hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đề nghị các đ/c GVCN đọc và thực hiện nghiêm túc ... Cập nhật lúc : 8 giờ 27 phút - Ngày 30 tháng 9 năm 2016
Xem chi tiết
Kế hoạch dạy học theo chủ đề năm học 2016-2017. Đề nghị các đ/c thực hiện nghiêm túc theo KH trên ... Cập nhật lúc : 8 giờ 13 phút - Ngày 30 tháng 9 năm 2016
Xem chi tiết
Nói tới văn học cổ điển Việt Nam, trước hết chúng ta phải nhắc tới đại thi hào Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều của ông. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ khiêm nhường coi đó là những “Lời qu ... Cập nhật lúc : 10 giờ 54 phút - Ngày 4 tháng 12 năm 2015
Xem chi tiết
Tìm hiểu lịch sử và hiểu lịch sử là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi chúng ta, và để góp thêm vào yếu tố đó tôi xin trân trọng giới thiệu với các thầy cô giáo và các em học sinh cuốn sách “Ho ... Cập nhật lúc : 10 giờ 52 phút - Ngày 4 tháng 12 năm 2015
Xem chi tiết
Chúng ta lại bắt đầu một năm học mới với bao niềm vui và sự hứng khởi. Hòa chung với niềm vui và sự hứng khởi ấy cho phép tôi được giới thiệu đến thầy cô và các em học sinh cuốn sách “Thi hâ ... Cập nhật lúc : 10 giờ 49 phút - Ngày 4 tháng 12 năm 2015
Xem chi tiết
BIỂU ĐIỂM CHO BÀI DỰ THI THAM DỰ HỘI THI GIỚI THIỆU SÁCH CHỦ ĐỀ “KỈ NIỆM 125 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH” ... Cập nhật lúc : 22 giờ 47 phút - Ngày 26 tháng 5 năm 2015
Xem chi tiết
Tham dự Hội thi giới thiệu sách lần này, em xin gửi đến toàn thể các thầy cô giáo và các bạn học sinh cuốn sách “Người suy nghĩ về tuổi trẻ chúng ta” nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch ... Cập nhật lúc : 22 giờ 43 phút - Ngày 26 tháng 5 năm 2015
Xem chi tiết
Cuốn sách "Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành (Giai Đoạn 1890 - 1911)" sẽ làm bạn kinh ngạc về tầm nhìn, bản lĩnh chính trị, sức làm việc bền bỉ, lòng tận tụy, cách thức tổ chức, điều hành ... Cập nhật lúc : 22 giờ 41 phút - Ngày 26 tháng 5 năm 2015
Xem chi tiết
123