PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÀ
TRƯỜNG THCS TT THANH HÀ
Video hướng dẫn Đăng nhập

 UBND HUYỆN THANH HÀ

TRƯỜNG THCS TT THANH HÀ

 

 
 
 

 

 

Số: 03/CLPT- THCSTH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 Thanh Hà, ngày 15 tháng 10 năm 2020 

 

CHIẾN LƯỢC

Phát triển nhà trường giai đoạn 2020 – 2025

 tầm nhìn đến năm 2030

 

 
 

 

Tr­ường THCS TT Thanh Hà đư­ợc thành lập vào tháng 8 năm 1957 có nhiệm vụ giảng dạy cho học sinh TT Thanh Hà và cả xã Thanh Khê. Ngày đầu thành lập tr­ường đóng tại trung tâm Thị trấn có 1 dãy nhà ngói cấp 4 với 3 phòng học và tổng số lớp: 6 lớp. Khoảng năm 1965 trường chia tách thành 2 trường cấp 2 Thanh Bình và cấp 3 Thanh Hà.   

          - Đến năm 1977 đ­ược sáp nhập với trường cấp 1 Thị trấn gọi chung là tr­ường PTCS Thanh Bình.

          - Từ năm 1989 trư­ờng tách ra khỏi tr­ường PTCS Thanh Bình và gọi là Trư­ờng THCS TT Thanh Hà.

- Qua hơn 60 năm qua trường THCS TT Thanh Hà đã đi trên chặng đường dài đầy thử thách khó khăn nhưng đã đạt được những thành tích vô cùng to lớn. Với sự nỗ lực của thầy và trò nhà tr­ường, sự quan tâm đầu tư­ hiệu quả của chính quyền địa ph­ương, cơ sở vật chất hiện nay của nhà tr­ường đã đáp ứng đ­ược cho yêu cầu giảng dạy, học tập, vui chơi của giáo viên và học sinh, đáp ứng đủ yêu cầu, tiêu chuẩn của trư­ờng đạt chuẩn quốc gia.

 - Với diện tích khuôn viên 5180,2 m2, tr­ường có khuôn viên đẹp, khoa học, gọn gàng có cây xanh, bồn hoa cây cảnh. Đội ngũ giáo viên nhà trư­ờng là một tập thể đoàn kết, có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, luôn có ý thức trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao tay nghề, có lòng say mê nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn vững vàng. Học sinh nhà tr­ường ngoan, chăm học, chăm lao động, có ý thức kỉ luật cao, tích cực rèn luyện đạo đức phòng chống tệ nạn xã hội và thực hiện tốt an toàn giao thông.

- Đến nay nhà trường đã phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành, sẽ trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của cha mẹ học sinh và học sinh TT Thanh Hà huyện Thanh Hà.              

Trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế và sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng 4.0 và sự phát triển của kinh tế xã hội nước nhà…đòi hỏi cần có con người Việt Nam sáng tạo năng động, có kỹ năng sống, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Với tinh thần đó, trường THCS TT Thanh Hà xây dựng “Chiến lược phát triển giáo dục trường THCS Thanh Hà giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”.

Chiến lược nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban Giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường.

Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS TT Thanh Hà là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện cụ thể hoá Nghị Quyết đại hội Đảng các cấp về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; hướng đến thực hiện CTGDPT mới từ năm học 2021-2022; xây dựng và phát triển nhà trường vững mạnh về mọi mặt để thực hiện mục tiêu cốt lõi là nâng cao chất lượng dạy học. 

I. Cơ sở xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường

1. Cơ sở pháp lý

Luật số: 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019 ban hành Luật Giáo dục.

Các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT về giáo dục đến năm 2025 như:

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2020;

- Kết luận số 242- TB/TW của Bộ chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 ngày 15 tháng 4 năm 2009;

- Nghị quyết về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2020 - 2021 đến năm học 2024 - 2025;

- Thông tư 32/2020/TT-BGD&ĐT về việc Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu huyện Thanh Hà lần thứ XXVI;

- Nghị quyết Đảng bộ TT Thanh Hà lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

2- Phân tích bối cảnh và thực trạng nhà trường trong giai đoạn hiện nay

2.1. Môi trường bên trong

a. Điểm mạnh.

- Về đội ngũ:

Đội ngũ cán bộ, giáo viên và công nhân viên tính đến tháng 10/2020 là: 23 đồng chí trong đó: BGH: 2, giáo viên: 17, nhân viên: 4 (Đảng viên: 13). Đội ngũ giáo viên đảm bảo cơ cấu, 22/23 có trình độ đạt chuẩn theo NĐ 71; đa số đang ở độ chín, nhiệt tình, tâm huyết, nhiều giáo viên đã đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh. Tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất, nhiệt tình, tận tụy với công việc, có trình độ chuyên môn tốt, tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục.

Công tác quản lí của Ban Giám hiệu trường đều có kế hoạch thực hiện của từng thành viên cho năm, tháng, tuần cụ thể; được triển khai, tổ chức thực hiện, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời theo từng giai đoạn. Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, biết làm và dám chịu trách nhiệm.

- Về CSVC, thiết bị đồ dùng dạy học:

Cơ bản đáp ứng tương đối đầy đủ các khối công trình và tranh thiết bị, đồ dùng dạy học của trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, trước mắt đáp ứng đầy đủ cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục - nhất là dạy học.

Cảnh quan sư phạm khang trang, xanh, sạch đẹp, an toàn.

- Chất lượng giáo dục và thành tích nổi bật:

 

STT

CÁC MẶT CÔNG TÁC

Năm học 2018 – 2019

Năm học 2019 - 2020

1

Tổng số học sinh

289.Duy trì sỹ số đạt: 100%

292. Duy trì sỹ số đạt: 100%

2

Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục (trước kiểm tra lại, xét lên lớp sau hè)

+ Hạnh kiểm: Tốt: 65,7%; Khá: 28.4%; Trung bình: 5.88%; Yếu: 0%.

+ Học lực: Giỏi: 8,65%; Khá: 45.0%; T.bình: 43.95%; Yếu: 2.4%; kém: 0%.

+ HK: Tốt: 71.9%. Khá: 21.9%. T.bình: 6.16%.

Yếu: 0%.

+ HL: Giỏi: 7.53%. Khá: 44.2%. T.bình: 47.26%. Yếu: 1.01%. kém: 0%.

3

Số học sinh giỏi các cấp

92

94

3.1.

HSG cấp trường

25

22

3.2.

HSG cấp huyện

8 em – Xếp thứ 15/26

14 em - Xếp thứ 7/21..

3.3

HSG cấp tỉnh

2 môn Đá cầu nam, nữ

1 môn Vật lý

4

Thi sáng tạo khoa học

Giải A cấp huyện, là 1 trong 5 sản phẩm được lựa chọn dự thi cấp tỉnh

Đạt A cấp huyện và Giải Ba

 cấp tỉnh

5

Lên lớp thẳng

273/289 = 94.46%

278/292 = 95.21%

Lên lớp sau kiểm tra lại sau hè

286/289 = 98.9%

289/292 = 98.9%

6

Tốt nghiệp THCS

95,4%

100%

7

Thi vào lớp 10 THPT

Điểm Tb: 31.06/HS. Xếp thứ 3/26 huyện và 37/272 tỉnh

Điểm Tb: 29.06/HS. Xếp thứ 13/21 huyện. 124/260 tỉnh. T.lệ đỗ 100%

8

GVDG các cấp

 

 

8.1

Cấp trường

10 CBQL giáo viên

12 CBQL giáo viên

8.2

Cấp huyện

1 giáo viên, 1 Giải Ba

Không tổ chức

8.3

Cấp tỉnh

0

Không tổ chức

9

PCGD-XMC

(Tốt) PCGD THCS mức độ 2. XMC mức độ 2.

(Tốt) PCGD THCS mức độ 2. XMC mức độ 2.

10

Chuyên đề, sáng kiến

 

 

10.1

Cấp trường

18/22 SK

17/22 SK

10.2

Cấp huyện

2/2

1/1 XL C

11

Thư viện

Xuất sắc

Xuất sắc

12

Y tế trường học

82/90 điểm. XL Tốt

84.5/90 điểm. XL Tốt

13

Trường học an toàn về ANTT

Duy trì, củng cố tốt các tiêu chuẩn của “Trường học an toàn về ANTT” đã đạt được.

Được Chủ tịch UBND huyện công nhận “Trường học an toàn về ANTT 2019”.

14

Mua bảo hiểm Y tế

289/289, tỷ lệ 100%

292/292 = 100%

15

Xây dựng trường đạt trường chuẩn quốc gia; Kiểm định CLGD

Duy trì, củng cố, giữ vững các tiêu chuẩn đã đạt được

Đề nghị UBND tỉnh và Sở GD&ĐT công nhận trường đạt chuẩn QG mức độ 2 và KĐCLGD cấp độ 3 sau 5 năm (tháng 3/2021)

16

Danh hiệu thi đua

Đã được công nhận

Đã được công nhận

+ Tập thể:

Tập thể Lao động tiên tiến

Tập thể LĐTT-GK của UBND huyện

+ Cá nhân:

 

 

- CSTĐCS:

01/22: đạt 4,5%

1/22 = 4.5%

- Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện

4/22 đạt 18,1%

9/22 = 9.05%

- LĐTT:

18/22 đạt 81,8%

20/22 = 90.9%

Trường được công nhận là trường đạt chuẩn Quốc gia 2016; về kiểm định chất lượng được công nhận cấp độ II vào năm học 2017 - 2018.

b. Hạn chế

- Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu:

Chưa phát huy hết tiềm năng của cán bộ công nhân viên chức lao động trong tập thể trường. Đánh giá chất lượng chuyên môn và các hoạt động giáo dục của giáo viên còn mang tính động viên, xử lý kết quả sau kiểm tra có mặt còn chưa triệt để.

- Đội ngũ giáo viên, nhân viên:

Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên và năng lực công tác của nhân viên không đồng đều. Công tác tự bồi dưỡng hiệu quả chưa cao; thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của một số bộ phận giáo viên chưa cao; việc tiếp cận thông tin và xử lý thông tin của giáo viên còn hạn chế. Tỷ lệ giáo viên biên chế/lớp thấp so với quy định (17 BC/10 lớp); số giáo viên hợp đồng còn 01 đ/c.

- Chất lượng giáo dục: chưa có sự bền vững, ổn định – nhất là chất lượng các cuộc thi học sinh trong huyện, tỉnh.

- Cơ sở vật chất: Tuy đồng bộ nhưng một số khối công trình đã cũ, có biểu hiện xuống cấp nhưng chưa có giải pháp căn cơ khắc phục triệt để. Còn thiếu một số phòng học bộ môn, khối phòng phụ trợ theo chuẩn mới quy định tại Thông tư 13/TTBGD&ĐT.  Một số thiết bị dạy học thiếu và hư hỏng nhưng chưa có kinh phí bổ sung; phong trào tự làm thiết bị đồ dùng còn hạn chế (chủ yếu là những thiết bị, đồ dùng đơn giản).

- Về tài chính: Nguồn ngân sách cấp cho nhà trường hạn chế, biên chế giao cho nhà trường không đủ để đảm bảo cho công việc. Số giáo viên hợp đồng vẫn còn nên nguồn kinh phí chi cho các hoạt động giáo dục rất eo hẹp. Nguồn kinh phí huy động từ xã hội hóa cho giáo dục còn rất hạn chế.

2.2. Môi trường bên ngoài

a. Thời cơ

          Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức phát triển mạnh làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục (nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục), đổi mới quản lý giáo dục và xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại đáp ứng nhu cầu của xã hội và cá nhân người học.

          Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục và quản lý giáo dục hiện đại và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát triển giáo dục.

          Nền giáo dục trên thế giới đang diễn ra những xu hướng mới: xây dựng xã hội học tập cùng với các điều kiện bảo đảm học tập suốt đời; đại chúng hóa, đa dạng hóa, toàn cầu hóa, hội nhập và hợp tác cùng với cạnh tranh quốc tế về giáo dục…Và quan trọng nữa là nhân dân TT Thanh Hà với truyền thống hiếu học và chăm lo cho giáo dục, sẽ tiếp tục dành sự quan tâm và đầu tư cao cho GD&ĐT.

          Cùng với sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương đã có những bước phát triển ổn định, đời sống người dân đã có những cải thiện đáng kể. Trường được sự quan tâm của Đảng uỷ, chính quyền địa phương, sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Thanh Hà, được sự giúp đỡ của các đơn vị doanh nghiệp.

          Công tác xã hội hoá giáo dục, đã có nhiều chuyển biến tích cực. Ban đại diện cha mẹ học sinh, PHHS quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

b. Thách thức

Khoảng cách phát triển về kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo giữa địa phương với các địa phương khác có xu hướng gia tăng. Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, tâm lý phó thác cho nhà trường của một bộ phận cha mẹ học sinh… vẫn tiếp tục là nguyên nhân dẫn đến thiếu bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục và khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các đối tượng học sinh. Hội nhập quốc tế và sự phát triển của kinh tế thị trường đang làm nảy sinh nhiều nguy cơ tiềm ẩn như sự thâm nhập lối sống không lành mạnh, xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc; sự thâm nhập của các loại dịch vụ kém chất lượng vào nhà trường.

Tư duy bao cấp, sức ì trong nhận thức và quan liêu trong ứng xử với giáo dục của nhiều cấp, nhiều ngành, của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, không theo kịp sự phát triển nhanh của KT - XH và khoa học công nghệ; bệnh thành tích, hư danh, chạy theo bằng cấp trong cán bộ và người dân chậm được khắc phục.

Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới (còn 01 giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ theo NĐ 71 = 4.5%). Việc ứng dụng CNTT của cán bộ, giáo viên chưa tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ được giao.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, các yêu cầu cần thiết khác cho giáo dục cũng là một trong những thách thức lớn của nhà trường do địa phương, nguồn kinh phí đầu tư cho xây dựng, tu bổ cơ sở vật chất gặp nhiều khó khăn.

Sự cạnh tranh của các trường trong huyện về thu hút đầu vào, đặc biệt là trường chất lượng cao của huyện ở bên cạnh thu hút đầu vào có chất lượng của nhà trường. Chất lượng đầu ra ngày càng tăng cũng gây áp lực cho nhà trường.

2.3. Các vấn đề chiến lược

a. Danh mục các vấn đề chiến lược

- Xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng vững chắc, đầy đủ và đồng bộ. Trang bị thiết bị trong nhà trường đảm bảo trên mức tối thiểu đủ sử dụng.

- Chất lượng đội ngũ giáo viên: Đảm bảo 100% đạt chuẩn, trên chuẩn về trình độ đào tạo để làm bàn đạp nâng cao chất lượng giáo dục. Đẩy mạnh việc tự học, tự bồi dưỡng đặc biệt là CNTT và trình độ ngoại ngữ.

- Chất lượng quản lý: Nâng cao chất lượng của công tác quản lý, tăng cường tự học để tích lũy kinh nghiệm. Tăng cường công tác tham mưu để làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục.

b. Nguyên nhân của vấn đề

- Xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng vững chắc, đồng bộ và đầy đủ làm tiền đề để nâng cao chất lượng giáo dục.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ chính là nâng cao hiệu quả đào tạo.

- Nâng cao chất lượng quản lý là sợi dây gắn kết ba môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà trường - Xã hội, cũng là tận dụng những cơ hội để giải quyết những thử thách mà nhà trường đang gặp phải.

3 -  Xác định các vấn đề ưu tiên

3.1. Xây dựng văn hóa nhà trường gắn với lộ trình duy trì trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2020 - 2025. Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng quang cảnh đảm bảo môi trường Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn và thân thiện.

3.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và công nhân viên. Ứng dụng CNTT trong dạy - học và công tác quản lý. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Tăng cường công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nâng cao chất lượng và số lượng các giải học sinh giỏi. Đổi mới công tác giáo dục đạo đức, tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Phát huy, bảo tồn và giữ gìn nét văn hoá bản sắc của dân tộc.

3.3. Đổi mới công tác quản lý, áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường. Đánh giá giáo viên và Hiệu trưởng theo thang chuẩn. Tự đánh giá cơ sở giáo dục tiến tới đăng ký đánh giá ngoài.

II. Định hướng chiến lược

1. Tầm nhìn

Trường THCS TT Thanh Hà là một trường chuẩn mực và năng động, nơi học sinh và giáo viên luôn có khát vọng vươn lên, có tư duy độc lập và sáng tạo. Là một môi trường được cha mẹ học sinh tin cậy và học sinh lựa chọn để học tập và rèn luyện.

2. Sứ mệnh

Tạo dựng được môi trường giáo dục thân thiện, kỷ cương, chất lượng cao để học sinh phát triển toàn diện, có kĩ năng sống, biết sáng tạo, có năng lực tư duy thích ứng trong mọi môi trường học tập và công tác.

3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường

- Yêu thương

- Bao dung

- Tôn trọng

- Tự trọng

- Đoàn kết

 

- Hợp tác

- Sáng tạo

- Trách nhiệm

- Khát vọng vươn lên

4. Phương châm hành động

“Chất lượng giáo dục là thương hiệu của nhà trường

  Tư duy giáo dục sáng tạo, đón đầu nhu cầu xã hội”

III. Các mục tiêu chiến lược

1. Các mục tiêu tổng quát

1.1. Mục tiêu ngắn hạn: (đạt tiêu chuẩn chất lượng)

- Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị làm nền tảng để đổi mới PPDH nâng cao chất lượng giáo dục.

- Đến năm 2020: 100% giáo viên, nhân viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT. Đến năm 2023 tỷ lệ giáo viên, nhân viên có trình độ trên chuẩn bằng và cao hơn mặt bằng của huyện. Không có cán bộ, giáo viên và nhân viên vi phạm pháp luật, các tiêu chuẩn về đạo đức nhà giáo do Bộ GD&ĐT quy định. 100% cán bộ giáo viên, nhân viên biết sử dụng hiệu quả máy vi tính, 100% khai thác sử dụng hiệu quả Mạng Internet vào dạy học và quản lý giáo dục.

- Đến năm học 2020 - 2021 nhà trường được công nhận lại trường đạt chuẩn mức độ 2 và hoàn thành tự đánh giá cơ sở giáo dục đề nghị đánh giá ngoài và đạt cấp độ 3. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ, nâng cao chất lượng mũi nhọn.

1.2. Mục tiêu trung hạn

- Đến năm 2021, trường được công nhận lại trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2020 - 2025 với cơ sở vật chất khang trang, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn mức độ 2. Môi trường được nhà trường và các lực lượng giáo dục chung tay xây dựng khang trang, thân thiên, an toàn lành mạnh.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ, nâng cao chất lượng mũi nhọn. 100% cán bộ giáo viên nhân viên khai thác hiệu quả CNTT và dạy học và quản lý giáo dục. Sử dụng thành thạo việc ứng dụng các phần mềm vào dạy và học. Không có cán bộ, giáo viên và nhân viên vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nhà giáo. 

- Bước đầu khẳng định về chất lượng giáo dục, thương hiệu của nhà trường cấp huyện. Thường xuyên tự đánh giá cơ sở giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

1.3. Mục tiêu dài hạn: (Khẳng định thương hiệu)

- Đến năm 2026, tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng, phù hợp với điều kiện của xã hội. Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia sau 10 năm.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Khẳng định về chất lượng giáo dục, thương hiệu của nhà trường trong cấp tỉnh. Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

- Phấn đấu 100% cán bộ giáo viên, nhân viên khai thác hiệu quả CNTT vào giảng dạy hiệu quả công tác giáo dục, sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học hiện đại. Phát huy hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện.

2- Các mục tiêu cụ thể

2.1. Xây dựng các tổ chức, đội ngũ cán bộ, giáo viên

* Xây dựng nhà trường và các tổ chức đạt các tiêu chuẩn đề ra:

+ Trường đạt Tập thể Lao động Tiên tiến. Trường đạt tiêu chuẩn “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Xây dựng và giữ vững danh hiệu trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2, kiểm định chất lượng đảm bảo cấp độ 3.

+ Công đoàn đạt: vững mạnh.

+ Đoàn, Đội: vững mạnh.

* Xây dựng độ ngũ giáo viên đồng bộ cả về số lượng và cơ cấu; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ tin học ngoại ngữ cơ bản có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết với nghề nghiệp, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 100% GV đạt loại khá trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, cán bộ quản lý đạt loại Tốt theo Chuẩn hiệu trưởng theo quy định của Bộ GD&ĐT.

- Chú trọng các biện pháp bồi dưỡng thường xuyên GV dưới nhiều hình thức khác nhau. Phát hiện và bồi dưỡng các GV trẻ, có năng lực nhiệt tình làm đội ngũ nòng cốt trong việc phát triển chuyên môn. Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 90%. Tỷ lệ giáo viên giỏi cấp trường trên 80%, cấp huyện trên 30%, cấp tỉnh trên 5% tỷ lệ giáo viên đứng lớp. 100% giáo viên sử dụng thành thạo CNTT. Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin trên 70% (100% các tiết hội giảng, hội thi có sử dụng CNTT). Có 30% cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ trên Đại học.

- Hằng năm đạt các danh hiệu thi đua: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trở lên 12%, Lao động tiên tiến 90%.

2.2. Học sinh

- Qui mô: Lớp - học sinh/năm học

Năm học

Tổng số HS

Số lớp

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Ghi chú

2020- 2021

329

10

96

73

70

90

Không tính số lưu ban, bỏ học, chuyển đi, chuyển đến

2021- 2022

351

10

112

96

73

70

2022 - 2023

416

11

135

112

96

73

2023 - 2024

473

12

130

135

112

96

2024 - 2025

512

12

125

130

135

112

2025-2026

521

12

121

125

130

135

2026 - 2027

514

12

128

121

125

130

2027 - 2028

505

12

118

128

121

125

2028 - 2029

500

12

120

118

128

121

2029 - 2030

514

12

135

120

118

128

- Chất lượng năm học 2024-2025:

+ Trên 60% học lực khá, giỏi (20% học lực giỏi)

+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 2% không có học sinh kém. Lưu ban không quá 1%.

+ Trúng tuyển vào các trường THPT ở lớp 10 đạt 98 % trở lên (đảm bảo chỉ tiêu phân luồng).

+ Thi học sinh giỏi cấp tỉnh đối với 8 môn lớp 9: 15 giải trở lên. Học sinh được trang bị đảm bảo các kỹ năng sống theo quy định.

          + TN THCS hằng năm đạt từ 98% trở lên.

- Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống.

+ Chất lượng đạo đức: có trên 95% hạnh kiểm khá, tốt.

+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện. Không có học sinh mắc các tệ nạn xã hội.

2.3. Cơ sở vật chất

- Xây dựng môi trường sư phạm “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn- Hạnh phúc”.

- Đảm bảo đầy đủ các hạng mục công trình đáp ứng Tiêu chuẩn mức độ 2 về CSVC được công nhận lại trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2020 - 2025.

+ Phòng bộ môn được nâng cấp theo hướng hiện đại hóa, được trang thiết bị dạy học hiện đại hóa cao. Phòng thư việc mở rộng diện tích, tiếp tục đầu tư thêm sách báo, thiết bị dạy học hiệu quả. Phòng thiết bị đồ dùng: mở rộng diện tích phấn đấu, xây kho. Phòng thiết bị đồ dùng

          + Xây dựng các khối công trình theo quy định đạt chuẩn.

3. Chương trình hành động chiến lược

          3.1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh

Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức học sinh. Đổi mới PPDH và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng giáo dục. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp cho học sinh được những kỹ năng sống cơ bản.

          Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng c/m, giáo viên.

          3.2. Xây dựng và phát triển đội ngũ

Xây dựng đội ngũ đủ về cơ cấu, đảm bảo về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ tin học và ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Người phụ trách: Ban giám hiệu, BCH công đoàn, tổ trưởng chuyên môn.

3.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục

Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, thường xuyên, lâu dài.

Người phụ trách: Phó hiệu trưởng, kế toán, nhân viên thiết bị, thư viện.

3.4. Ứng dụng CNTT

Triển khai sâu rộng việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho dữ liệu điện tử dùng chung, phát triển CNTT vào các hoạt động của nhà trường nhằm phát huy hết các ứng dụng của nó vào dạy và học, quản lý giáo dục. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực tự học tự bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả công tác ứng dụng CNTT vào dạy và học. Tăng cường việc khai thác thông tin của cán bộ giáo viên, học sinh và CMHS.

Người phụ trách: Phó hiệu trưởng, Ban biên tập cổng CNTT.

3.5. Phối hợp các lực lượng giáo dục

Phối hợp tốt với các lực lượng trong nhà trường. Xây dựng nhà trường văn hóa, thực hiện tốt quy chế dân chủ, tăng cường chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên và nhân viên. Phát huy hiệu quả các các hội đồng, các tổ chức trong nhà trường để là tốt hơn công tác tư vấn của các tổ chức cho hiệu trưởng trong công tác lãnh đạo, quản lý.

Phối hợp tốt với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để huy động nguồn lực của các cá nhân tập thể tham gia vào việc xây dựng môi trường giáo dục của nhà trường. Nhằm làm tốt hơn công tác xã hội hóa giáo dục. Tăng cường công tác tham mưu tranh thủ sự chỉ đạo của cấp trên và địa phương trong việc tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường.

Người phụ trách: BGH, BCH Công đoàn, Ban đại diện CMHS.

3.6. Xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường thông qua chất lượng giáo dục. Xác lập trọng trách xây dựng tín nhiệm, thương hiệu đối trong cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và CMHS. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng truyền thống nhà trường, nêu cao tình thần trách hiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.

Người phụ trách: Tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh.

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Phổ biến kế hoạch chiến lược và tổ chức thực hiện

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường, cơ quan chủ quản, CMHS, học sinh các tổ chức cá nhân có liên quan. Tổ chức công khai để tranh thủ sự tham gia ý kiến của các tập thể cá nhân nhằm xây dựng chiến lược khả thi, phù hợp mang lại hiệu quả cao.

Kế hoạch chiến lược của nhà trường được rà soát và điều chỉnh trong từng giai đoạn, từng năm học đảm bảo phù hợp tình hình chính trị xã hội của địa phương. Xây dựng những mục tiêu phù hợp với nhà trường trong mỗi giai đoạn nhất định.

4.2. Trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân

4.2.1. Đối với tập thể

a. Chi bộ

Nghiên cứu, thảo luận ra nghị quyết thực hiện đối với chiến lược.

Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch.

b. Hội đồng trường

Quyết nghị về mục tiêu chiến lược, lên kế hoạch phát triển nhà trường. Xây dựng kế hoạch làm tốt công tác huy động các lực lượng và nguồn lực tham gia công tác xây dựng nhà trường.

Quyết nghị các biên bản rà soát và điều chỉnh nội dung chiến lược đảm bảo phù hợp với nhà trường trong từng năm học.

c. Ban chấp hành công đoàn

Tuyên truyền kế hoạch chiến lược tới các đoàn viên công đoàn.

Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường; cùng hiệu trưởng cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống CNVCLĐ.

Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, đảm bảo việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tổ chức vận động CNVCLĐ trong cơ quan đơn vị đoàn kết, gắn bó; tổ chức thi đua, thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức lao động; tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

d. Chi đoàn và Liên đội nhà trường

Tổ chức đoàn viên, đội viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đi đầu gương mẫu trong việc thực hiện nhiệm vụ đặc biệt là nội dung nâng cao chất lượng đoàn viên giáo viên tăng cường ứng dụng CNTT. Chi đoàn chỉ đạo Liên đội tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đội viên nhăm góp phần thực hiện các mục tiêu của kế hoạch chiến lược.

Chi đoàn xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức và nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tổ chức các hoạt động, các phong trào nhằm đoàn kết, tập hợp đoàn viên giáo viên tạo môi trường, điều kiện thuận lợi trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện của Liên đội. Tổ chức các hoạt động VHVN, TDTT, các hoạt động để giáo dục và rèn kỹ năng sống cho học sinh.

4.2.2. Đối với cá nhân

a. Hiệu trưởng: Phối hợp xây dựng chiến lược. Thông qua Hội đồng trường để quyết nghị thực hiện. Tổ chức triển khai kế hoạch chiến lược tới từng tổ chức, cán bộ, giáo viên, nhân viên. Phối hợp lãnh đạo chỉ đạo, kiểm tra đánh gía giám sát thực hiện kế hoạch chiến lược. Phối hợp rà soát điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với điều kiện của địa phương và nhà trường.

b. Phó hiệu trưởng: Tổ chức thông qua Hội đồng trường để quyết nghị chiến lược. Theo nhiệm vụ được phân công tổ chức triển khai từng mảng công việc được giao. Tham gia kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện; tham gia đánh giá điều chỉnh nội dung chiến lược phù hợp với từng thời điểm nhằm mang lại hiệu quả cao.

c. Ban chấp hành công đoàn: Phối hợp xây dựng chiến lược, tổ chức công khai chiến lược và thực hiện tiếp thu ý kiến đóng góp của cá nhân tập thể hoàn thiện kế hoạch chiến lược. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện, tham gia rà soát điều chỉnh nội dung phù hợp với địa phương và nhà trường.

d. Tổ trưởng chuyên môn: Tham gia xây dựng chiến lược. Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch các các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân đề xuất các biện pháp giải quyết kịp thời.

e. Đối với cá nhân giáo viên, nhân viên: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

 Trên đây là văn bản chiến lược phát triển giáo dục trường THCS TT Thanh Hà giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Văn bản đã được toàn thể hội đồng sư phạm, các thế hệ nhà giáo, cán bộ quản lý đã từng công tác tại trường qua các thời kỳ, lãnh đạo và các ban ngành đoàn thể địa phương, lãnh đạo chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Hà và đông đảo các bậc cha mẹ học sinh đóng góp ý kiến và đã được Hội đồng tự đánh giá tiếp thu, bổ sung, chỉnh sửa hoàn thiện. Văn bản cũng đã được hội đồng sư phạm, Hội đồng trường thông qua và ra quyết nghị thực hiện từ năm học 2020 - 2021. Mọi tổ chức, đoàn thể và thành viên trong nhà trường có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, có hiệu quả bản Chiến lược này, nhằm khẳng định thương hiệu, giá trị và đưa trường THCS TT Thanh Hà vươn tới một tầm cao mới trong giai đoạn 2020 - 2030.

 

   Nơi nhận:                                                                           HIỆU TRƯỞNG

- PGD&ĐT: Để b/c, p/d;

- UBND TT: Để p/d;
- Chi bộ, HĐT: Để l/đ, c/đ, g/s;

- Các tổ, đoàn thể: Để t/h;                                           

- BĐD cha mẹ HS; để p/h;                                                    

- Lưu: VT. Đăng Website                                                        Lương Ngọc Quý                                                                     

                                                                        

                     PHÊ DUYỆT CỦA                                   PHÊ DUYỆT CỦA

          PHÒNG GD&ĐT THANH HÀ                UBND TT THANH HÀ                                                   

 

                                                                                           

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
KẾ HOẠCH HƯỚNG NGHIỆP-DẠY NGHỀ NĂM HỌC 2016-2017. Đề nghị các đ/c thực hiện theo đúng KH của nhà trường. ... Cập nhật lúc : 14 giờ 57 phút - Ngày 14 tháng 10 năm 2016
Xem chi tiết
KẾ HOẠCH HỘI GIẢNG, HỘI THI GVDG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2016-2017. Đề nghị các tổ CM triển khai tới toàn thể GV kịp thời ... Cập nhật lúc : 16 giờ 37 phút - Ngày 11 tháng 10 năm 2016
Xem chi tiết
Kế hoạch Hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đề nghị các đ/c GVCN đọc và thực hiện nghiêm túc ... Cập nhật lúc : 8 giờ 27 phút - Ngày 30 tháng 9 năm 2016
Xem chi tiết
Kế hoạch dạy học theo chủ đề năm học 2016-2017. Đề nghị các đ/c thực hiện nghiêm túc theo KH trên ... Cập nhật lúc : 8 giờ 13 phút - Ngày 30 tháng 9 năm 2016
Xem chi tiết
Nói tới văn học cổ điển Việt Nam, trước hết chúng ta phải nhắc tới đại thi hào Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều của ông. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ khiêm nhường coi đó là những “Lời qu ... Cập nhật lúc : 10 giờ 54 phút - Ngày 4 tháng 12 năm 2015
Xem chi tiết
Tìm hiểu lịch sử và hiểu lịch sử là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi chúng ta, và để góp thêm vào yếu tố đó tôi xin trân trọng giới thiệu với các thầy cô giáo và các em học sinh cuốn sách “Ho ... Cập nhật lúc : 10 giờ 52 phút - Ngày 4 tháng 12 năm 2015
Xem chi tiết
Chúng ta lại bắt đầu một năm học mới với bao niềm vui và sự hứng khởi. Hòa chung với niềm vui và sự hứng khởi ấy cho phép tôi được giới thiệu đến thầy cô và các em học sinh cuốn sách “Thi hâ ... Cập nhật lúc : 10 giờ 49 phút - Ngày 4 tháng 12 năm 2015
Xem chi tiết
BIỂU ĐIỂM CHO BÀI DỰ THI THAM DỰ HỘI THI GIỚI THIỆU SÁCH CHỦ ĐỀ “KỈ NIỆM 125 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH” ... Cập nhật lúc : 22 giờ 47 phút - Ngày 26 tháng 5 năm 2015
Xem chi tiết
Tham dự Hội thi giới thiệu sách lần này, em xin gửi đến toàn thể các thầy cô giáo và các bạn học sinh cuốn sách “Người suy nghĩ về tuổi trẻ chúng ta” nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch ... Cập nhật lúc : 22 giờ 43 phút - Ngày 26 tháng 5 năm 2015
Xem chi tiết
Cuốn sách "Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành (Giai Đoạn 1890 - 1911)" sẽ làm bạn kinh ngạc về tầm nhìn, bản lĩnh chính trị, sức làm việc bền bỉ, lòng tận tụy, cách thức tổ chức, điều hành ... Cập nhật lúc : 22 giờ 41 phút - Ngày 26 tháng 5 năm 2015
Xem chi tiết
123