PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÀ
TRƯỜNG THCS TT THANH HÀ
Video hướng dẫn Đăng nhập

 

UBND HUYỆN THANH HÀ

TRƯỜNG THCS TT THANH HÀ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

            Số:       /KHCL

 

      Thị trấn Thanh Hà, ngày 15 th                      Thanh Hà, ngày 25 tháng 9 năm 2012

 

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

Trường THCS TT Thanh Hà - huyện Thanh Hà

Giai đoạn 2012 – 2015 tầm nhìn đến 2020

 

 
 

 

 

 

Tr­ường THCS TT Thanh Hà đư­ợc thành lập vào tháng 8 năm 1957 có nhiệm vụ giảng dạy cho học sinh TT Thanh Hà và cả xã Thanh Khê. Ngày đầu thành lập tr­ường đóng tại trung tâm Thị trấn có 1 dãy nhà ngói cấp 4 với 3 phòng học và tổng số lớp: 6 lớp. Khoảng năm 1965 trường chia tách thành 2 trường cấp 2 Thanh Bình và cấp 3 Thanh Hà.   

          - Đến năm 1977 đ­ược sáp nhập với trường cấp 1 Thị trấn gọi chung là tr­ường PTCS Thanh Bình.

          - Từ năm 1989 trư­ờng tách ra khỏi tr­ường PTCS Thanh Bình và gọi là        Trư­ờng THCS TT Thanh Hà.

- Qua 55 năm qua trường THCS TT Thanh Hà đã đi trên chặng đường dài đầy thử thách khó khăn nhưng đã đạt được những thành tích vô cùng to lớn.   Với sự nỗ lực của thầy và trò nhà tr­ường, sự quan tâm đầu tư­ hiệu quả của chính quyền địa ph­ương, cơ sở vật chất hiện nay của nhà tr­ường đã đáp ứng đ­ược cho yêu cầu giảng dạy, học tập, vui chơi của giáo viên và học sinh, đáp ứng đủ yêu cầu, tiêu chuẩn của trư­ờng đạt chuẩn quốc gia.

 - Với diện tích khuôn viên 5180,2 m2, tr­ường có khuôn viên đẹp, khoa học, gọn gàng có cây xanh, bồn hoa cây cảnh. Đội ngũ giáo viên nhà trư­ờng là một tập thể đoàn kết, có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, luôn có ý thức trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao tay nghề, có lòng say mê nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn vững vàng. Học sinh nhà tr­ường ngoan, chăm học, chăm lao động, có ý thức kỉ luật cao, tích cực rèn luyện đạo đức phòng chống tệ nạn xã hội và thực hiện tốt an toàn giao thông.

- Đến nay nhà trường đang từng bước phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành, đã đang và sẽ trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của cha mẹ học sinh và học sinh TT Thanh Hà huyện Thanh Hà.               

- Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2012 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban Giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường.

Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS TT Thanh Hà là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông giai đoạn 2011 - 2020. Cùng các trường THCS của huyện Thanh Hà từng bước phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước khu vực và thế giới

I. Tình hình nhà trường

I.1. Điểm mạnh.

* Với đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên

- Tổng số CBGV - CNV: 26; Trong đó: CBQL: 03, GV: 19, Nhân viên: 4.

- Trình độ CM: 100% đạt chuẩn, trong đó có 17 trên chuẩn đạt 89.4%

- Công tác tổ chức quản lý của BGH năng động, sáng tạo, quyết tâm: Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Xây dựng hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá sâu sát. Được sự tin tưởng của cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên: Nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

* Chất lượng học sinh:

 

Năm học

TS

Số lớp

Học lực

Hạnh kiểm

HSG

Giỏi

Khá

TB

Yếu

K

Tốt

Khá

TB

Yếu

Huyện

Tỉnh

2009-2010

389

12

8.3

48.1

37.1

6.3

0.2

67.8

20.5

10.4

1.3

24

00

2010-2011

354

12

9.9

47.6

35.5

7.0

0

76.9

16.6

6.5

0

36

01

2011-2012

331

12

10.9

49.0

38.1

2.0

0

74.6

18.0

7.0

0.4

30

01

* Về cơ sở vật chất

+ Phòng học: 8 phòng.

+ Phòng bộ môn: 01 (Chưa đạt yêu cầu của phòng bộ môn chuẩn).

+ Phòng nghe nhìn: 01.

+ Phòng Thư viện: 02 = 90m2,

+ Phòng Y tế:     01=21 m2

+ Phòng bảo vệ: 01=25 m2

Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại (tuy nhiên chưa đồng bộ, bàn ghế học sinh, phòng học bộ môn còn thiếu; nhiều trang thiết bị chưa đầy đủ).

* Thành tích chính:

- Năm học 2009 – 2010: Trường đạt danh hiệu Tập thể lao động Tiên tiến

- Năm học 2010 – 2011: Trường đạt danh hiệu Tập thể lao động Tiên tiến

- Năm học 2011 – 2012: Trường đạt danh hiệu Tập thể lao động Tiên tiến

2. Điểm hạn chế.

* Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu:

+ Ban giám hiệu có năng lực, nhiệt tình trong công tác, nhưng đôi lúc chưa thật linh hoạt, giải quyết công việc còn nặng về tình cảm, dẫn đến việc thực hiện nền nếp của cán bộ giáo viên có lúc chưa thật tốt.

+ Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên, khiến một số nhỏ giáo viên chưa thật sự đầu tư để nâng cao năng lực chuyên môn...

* Đội ngũ giáo viên, công nhân viên: Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giảng dạy hoặc quản lý, giáo dục học sinh. Thậm chí có giáo viên trình độ chuyên môn hạn chế, chưa tích cực tự học.

* Chất lượng học sinh: 5% học sinh có học lực yếu, ý thức học tập, rèn luyện chưa tốt.

*Cơ sở vật chất: Chưa đồng bộ, thiếu phòng học bộ môn và khu giáo dục thể chất, nhà tập đa năng,...Trang thiết bị cho phòng học, khu hiệu bộ, phòng bộ môn còn sơ sài.

3. Thời cơ.

          - Được sự quan tâm của các cấp quản lý thị trấn Thanh Hà, huyện, phòng GD&ĐT huyện Thanh Hà, Sở GD&ĐT Hải Dương.

- Đã có sự tín nhiệm và ủng hộ nhiệt tình của học sinh và phu huynh học sinh trong khu vực.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá tốt, có đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề mến trẻ.

- Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng.

4. Thách thức.

- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Yêu cầu phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy, nâng cao trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngày càng cao.

- Các trường THCS ở khu Hà Nam đang có sự chuyển biến về chất lượng giáo dục tạo nên sự cạnh tranh về chất lượng giáo dục trong  phong trào thi đua của ngành giáo dục Thanh Hà...

5. Xác định các vấn đề ưu tiên.

- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

- Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý.

- Áp dụng các "Chuẩn" của bộ GD&ĐT vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy như kiểm định chất lượng, đánh giá chuẩn hiệu trưởng và chuẩn giáo viên...

II. Tầm nhìn, Sứ mệnh và các giá trị.

1. Tầm nhìn.

          Là một trong những trường trung tâm của huyện, là địa chỉ tin cậy cho các phụ huynh học sinh gửi gắm con em mình, nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới những thành tích tốt nhất..

2. Sứ mệnh.

          Tạo dựng môi trường học tập lành mạnh, có nền nếp kỷ cương, rèn kĩ năng sống để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo.

3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường.

- Tình đoàn kết     

- Tình thương yêu       

- Tinh thần trách nhiệm         

- Sự hợp tác,hỗ trợ

- Lòng tự trọng   

-  Tính sáng tạo          

- Tính trung Thực                  

- Khát vọng vươn lên

III. Mục tiêu, chỉ tiêu và phương châm hành động.

1.Mục tiêu.

Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

2. Chỉ  tiêu.

2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên.

- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%.

- Giáo viên nam dưới 50 tuổi, nữ dưới 45 tuổi sử dụng thành thạo máy tính. Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin trên 30% .

- Có trên 50% cán bộ quản lý và giáo viên, trong đó có ít nhất 02 người trong Ban Giám hiệu có trình độ Thạc sỹ.

- Phấn đấu 80% tổ chuyên môn có giáo viên đạt trình độ Đại học, trong đó tổ trưởng chuyên môn có trình độ  Đại học (kể cả đang theo học).

2.2. Học sinh

- Qui mô:

+  Lớp học: Duy trì 10 lớp.

           + Học sinh: Duy trì khoảng 290 - 320 học sinh.

- Chất lượng học tập:

          + Trên 75% học lực khá, giỏi (15% học lực giỏi)

+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 5% không có học sinh kém.

           + Thi đỗ THPT công lập: Trên 70 %.

           + Thi học sinh giỏi cấp huyện: 10 giải trở lên.

           + Thi học sinh giỏi cấp Tỉnh: 01 giải trở lên.

           - Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống.

           + Chất lượng đạo đức: 95% hạnh kiểm khá, tốt

           + Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.

2.3. Cơ sở vật chất.

  - Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được sửa chữa nâng cấp, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.

  - Các phòng tin học, thí nghiệm, phòng học bộ môn được trang bị, xây dựng theo hướng đạt chuẩn quốc gia.

- Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh - Sạch - Đẹp”.

2.4. Xây dựng trường chuẩn quốc gia.

           Phấn đấu xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất và đạt được các tiêu chí trường "Chuẩn quốc gia"  năm 2015.

3. Phương châm hành động

“Chất lượng giáo dục là danh dự và ưu tiên chính của nhà trường”

IV. Chương trình hành động.

1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.

- Phối, kết hợp chặt chẽ các môi trường giáo dục: Nhà trường - gia đình - xã hội.

- Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường....

2. Xây dựng và phát triển đội ngũ.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

- Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, Công đoàn...

3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.

- Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.

- Người phụ trách: Ban giám hiệu, kế toán, nhân viên thiết bị, thư viện, y tế học đường.

4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

- Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện điện tử…Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, CNV tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc, có kế hoạch cho vay để cán bộ, giáo viên, CNV mua sắm máy tính cá nhân.

- Người phụ trách: BGH, tổ công tác công nghệ thông tin.

5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.

* Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, CNV.

* Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường.

          - Nguồn lực tài chính:

+ Ngân sách Nhà nước.

+ Ngoài ngân sách “ Từ xã hội, PHHS…”

          + Các nguồn từ giảng dạy, dịch vụ của Nhà trường

           - Nguồn lực vật chất:

+ Khuôn viên Nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ.

          + Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy -  học.

* Người phụ trách: BGH, BCH Công đoàn, Hội CMHS.

6. Xây dựng thương hiệu.

- Xây dựng thương hiệu của địa phương, xã hội đối với Nhà trường.

- Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với nhà trường, với từng cán bộ giáo viên, CNV và học sinh.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường.

V. Tổ chức theo dõi, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

1. Thông qua kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược được thông qua cơ quan chủ quản và tuyên truyền,  phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, CNV nhà trường, PHHS, học sinh cùng các tổ chức, cá nhân quan tâm đến sự phát triển của  nhà trường.

          2. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch , chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

          3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:

- Giai đoạn 1: Từ năm 2012 - 2013

- Giai đoạn 2: Từ năm 2013 -  2015

- Giai đoạn 3: Từ năm 2015 -  2017

- Giai đoạn 4: Từ năm 2017 - 2020

          4. Đối với Hiệu trưởng - Trưởng ban chỉ đạo: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.

          5. Đối với  Phó Hiệu trưởng - Phó ban chỉ đạo: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

          6. Đối với tổ trưởng chuyên môn và người phụ trách các đoàn thể trong đơn vị: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; trong đoàn thể mình phụ trách có nhiệm vụ kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

          7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, CNV: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

 

          PHÒNG GD&ĐT THANH HÀ                THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
KẾ HOẠCH HƯỚNG NGHIỆP-DẠY NGHỀ NĂM HỌC 2016-2017. Đề nghị các đ/c thực hiện theo đúng KH của nhà trường. ... Cập nhật lúc : 14 giờ 57 phút - Ngày 14 tháng 10 năm 2016
Xem chi tiết
KẾ HOẠCH HỘI GIẢNG, HỘI THI GVDG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2016-2017. Đề nghị các tổ CM triển khai tới toàn thể GV kịp thời ... Cập nhật lúc : 16 giờ 37 phút - Ngày 11 tháng 10 năm 2016
Xem chi tiết
Kế hoạch Hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đề nghị các đ/c GVCN đọc và thực hiện nghiêm túc ... Cập nhật lúc : 8 giờ 27 phút - Ngày 30 tháng 9 năm 2016
Xem chi tiết
Kế hoạch dạy học theo chủ đề năm học 2016-2017. Đề nghị các đ/c thực hiện nghiêm túc theo KH trên ... Cập nhật lúc : 8 giờ 13 phút - Ngày 30 tháng 9 năm 2016
Xem chi tiết
Nói tới văn học cổ điển Việt Nam, trước hết chúng ta phải nhắc tới đại thi hào Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều của ông. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ khiêm nhường coi đó là những “Lời qu ... Cập nhật lúc : 10 giờ 54 phút - Ngày 4 tháng 12 năm 2015
Xem chi tiết
Tìm hiểu lịch sử và hiểu lịch sử là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi chúng ta, và để góp thêm vào yếu tố đó tôi xin trân trọng giới thiệu với các thầy cô giáo và các em học sinh cuốn sách “Ho ... Cập nhật lúc : 10 giờ 52 phút - Ngày 4 tháng 12 năm 2015
Xem chi tiết
Chúng ta lại bắt đầu một năm học mới với bao niềm vui và sự hứng khởi. Hòa chung với niềm vui và sự hứng khởi ấy cho phép tôi được giới thiệu đến thầy cô và các em học sinh cuốn sách “Thi hâ ... Cập nhật lúc : 10 giờ 49 phút - Ngày 4 tháng 12 năm 2015
Xem chi tiết
BIỂU ĐIỂM CHO BÀI DỰ THI THAM DỰ HỘI THI GIỚI THIỆU SÁCH CHỦ ĐỀ “KỈ NIỆM 125 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH” ... Cập nhật lúc : 22 giờ 47 phút - Ngày 26 tháng 5 năm 2015
Xem chi tiết
Tham dự Hội thi giới thiệu sách lần này, em xin gửi đến toàn thể các thầy cô giáo và các bạn học sinh cuốn sách “Người suy nghĩ về tuổi trẻ chúng ta” nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch ... Cập nhật lúc : 22 giờ 43 phút - Ngày 26 tháng 5 năm 2015
Xem chi tiết
Cuốn sách "Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành (Giai Đoạn 1890 - 1911)" sẽ làm bạn kinh ngạc về tầm nhìn, bản lĩnh chính trị, sức làm việc bền bỉ, lòng tận tụy, cách thức tổ chức, điều hành ... Cập nhật lúc : 22 giờ 41 phút - Ngày 26 tháng 5 năm 2015
Xem chi tiết
123