PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÀ
TRƯỜNG THCS TT THANH HÀ
Video hướng dẫn Đăng nhập

UBND HUYỆN THANH HÀ

TRƯỜNG THCS TT THANH HÀ

Số: 11/KHCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TT Thanh Hà, ngày 14  tháng 11 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

Ôn tập và kiểm tra học kỳ I, năm học 2016 – 2017

 

- Căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Hà;

- Thực hiện  Công văn số 136/PGD&ĐT-THCS, ngày 08/11/2016 v/v kiểm tra HK I năm học 2016 – 2017 và đánh giá xếp loại học sinh của PGD&ĐT Thanh Hà;

Trường THCS TT Thanh Hà xây dựng Kế hoạch ôn tập và kiểm tra học kì I năm học 2016-2017 như sau:

I. KẾ HOẠCH ÔN TẬP

1. Thời gian và hình thức thực hiện

- Thời gian thực hiện: Bắt đầu thực hiện kế hoạch ôn tập HK I ở tất cả các môn học từ ngày 17/11 đến ngày 13/12/2016

- Hình thức: GV bộ môn chủ động xây dựng Kế hoạch KTHK dựa vào đặc điểm của từng khối lớp. Có thể làm theo Chủ đề dạy học hoặc theo Hệ thống câu hỏi ôn tập.

2. Nội dung ôn tập

- Tất cả GV dạy các môn rà soát lại cơ chế cho điểm của môn mình phụ trách, đảm bảo đủ số điểm tối thiểu trước khi KTHKI

- Các tổ CM triển khai cụ thể đến các thành viên trong tổ về KH ôn tập, cùng nhau thảo luận và đi đến thống nhất về cách thức xây dựng KH ôn tập HK I năm học 2016-2017. Kế hoạch cần chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn, biện pháp thực hiện (và những kiến nghị đề xuất nếu cần thiết)

- Cần chỉ rõ các câu hỏi, chủ đề ôn tập sẽ được thực hiện vào thời gian nào, (cuối mỗi tiết học hay vào buổi dạy thêm học thêm…) Sau mỗi câu hỏi cần có đáp án cơ bản, dàn ý… tạo điều kiện thuận lợi cho HS học tập, tránh cung cấp đáp án chi tiết để khắc phục tình trạng HS học vẹt. Các câu hỏi ôn tập, chủ đề ôn tập cần được thể hiện trong giáo án cụ thể, dàn trải đều trong các tiết học từ 17/11 đến 13/12, tránh ra câu hỏi tập trung vào 1,2 tiết đầu hay cuối thời gian ôn tập.

- GV xây dựng KH ôn tập cần lựa chọn những đơn vị kiến thức trọng tâm của HK I nhằm đảm bảo trang bị đầy đủ những kiến thức, kĩ năng cơ bản để HS thực hiện việc kiểm tra đạt kết quả tốt nhất. Không ra câu hỏi, bài tập vào nội dung giảm tải của Bộ GD&ĐT

- Các tổ CM cùng nhau thảo luận, thống nhất về cách thức soạn bài, phương pháp dạy học phù hợp ở các tiết ôn tập, tổng kết, đảm bảo được mục tiêu, hệ thống hóa được kiến thức và rèn kĩ năng, phát triển năng lực cho HS. Trước thời điểm kiểm tra, HS nhất thiết phải được học các tiết ôn tập. Với những môn chưa đủ thời gian thì hải dạy đẩy lên để đảm bảo HS phải được học các tiết ôn tập trước khi kiểm tra học kì.

- Sau khi thống nhất đề cương, giáo viên hướng dẫn học sinh soạn đề cương; tổ chức ôn tập theo thời khóa biểu và phân phối chương trình, không cắt xén nội dung dạy học qui định cho từng khối lớp và thực hiện đầy đủ các tiết ôn tập học kỳ trước khi kiểm tra. Những môn nào dạy thiếu chương trình do nghỉ dạy phải báo cáo BGH và tổ chức học bù chương trình, đảm bảo hoàn thành toàn bộ nội dung, phân phối chương trình của tất cả các môn học.

- Tất cả Kế hoạch ôn tập của GV phải được Tổ CM kí duyệt trước ngày 22/11, (riêng môn tiếng Anh đ/c Hiến duyệt) sau khi được kí duyệt, chỉnh sửa, GV nộp một bản mềm về địa chỉ Gmail: anhquynh1978@gmail.com  trước ngày 23/11 để BGH theo dõi, kiểm tra đôn đốc và in lưu ở Hồ sơ của nhà trường.

II. KẾ HOẠCH KIỂM TRA

- Từ ngày 14/12 - 15/12/2016: kiểm tra các môn Ngữ văn, Vật lí, Toán, Tiếng Anh do PGD ra đề.

- Từ ngày 16/12 - 21/12/2016: kiểm tra các môn Lịch sử, Địa lí, GDCD, Hóa học, Sinh học, Công nghệ do GV của nhà trường ra đề.

- Các môn khác do GV dạy tự bố trí thời gian kiểm tra từ ngày 16/12 đến 21/12

+ Các môn: Ngữ văn và Toán (90 phút/môn);

+ Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học và Sinh học (45 phút/môn);

- Kiểm tra theo đơn vị khối.

Các môn Ngữ văn, Vật lí, Toán, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lí, Hóa học, Sinh học tiến hành kiểm tra chung theo đơn vị khối. Danh sách HS của khối được xếp theo A,B,C, có số báo danh.

- Kiểm tra theo đơn vị lớp.

Các môn: GDCD, Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Tin học GV dạy kiểm tra theo đơn vị lớp. Nếu môn nào cần thêm thời gian để KT lí thuyết + thực hành thì chủ động thời gian để kiểm tra kịp tiến độ.

- Một số lưu ý:

Không tổ chức kiểm tra sớm hơn lịch kiểm tra theo quy định của nhà trường. Sau khi kiểm tra, vẫn tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục khác theo kế hoạch năm học, bảo đảm hoàn thành chương trình học kì I đúng quy định.

III. HÌNH THỨC, NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU KIỂM TRA

1. Hình thức kiểm tra

- Đối với các môn do Phòng GD&ĐT ra đề: kiểm tra theo hình thức tự luận (Riêng môn tiếng Anh kiểm tra theo hình thức kết hợp trắc nghiệm với tự luận)

- Đối với các môn còn lại do nhà trường ra đề: có thể chọn một trong các hình thức kiểm tra tự luận. Nếu cần thiết, có thể kiểm tra có một phần trắc nghiệm nhưng không vượt quá 30% tổng số điểm toàn bài.

2. Nội dung và phạm vi kiểm tra

- Nội dung, phạm vi kiểm tra từ đầu năm học hết tuần 17 tuần theo PPCT tham khảo của Sở GD&ĐT, đảm bảo thực hiện đầy đủ các tiết ôn tập học kỳ trước khi kiểm tra

- Đối với môn tiếng Anh: Ra đề kiểm tra theo cấu trúc, yêu cầu tại Công văn 1135/SGDĐT-GDTrH ngày 08/9/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo, cấu trúc đề KT cụ thể như sau:

Phần kiểm tra kĩ năng nghe-đọc-viết (8 điểm)

Thời gian 45 phút (trong đó kĩ năng nghe khoảng 10-12 phút). Có đề dành riêng cho chương trình Tiếng Anh 7 năm và 10 năm.

3. Yêu cầu đề kiểm tra

a) Kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kĩ năng thực hành của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và điều chỉnh nội dung Chương trình giáo dục phổ thông; phù hợp với định hướng đổi mới việc kiểm tra, đánh giá của Bộ GDĐT; phân loại được trình độ học sinh.

b) Đối với các môn khoa học xã hội như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, cần coi trọng đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng hạn chế yêu cầu học sinh chỉ ghi nhớ máy móc, tăng cường kiểm tra việc vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.

c) Đối với môn Lịch sử: Nếu có bài dạy về Lịch sử địa phương, trong đề kiểm tra học kì, giáo viên dành từ 20% đến 30% nội dung kiểm tra, đánh giá về Lịch sử địa phương.

IV. CÔNG TÁC BIÊN SOẠN ĐỀ CƯƠNG, ĐỀ KIỂM TRA VÀ IN SAO ĐỀ KIỂM TRA

1. Công tác biên soạn đề cương, đề kiểm tra

- Các tổ, nhóm chuyên môn tổ chức họp phân công giáo viên biên soạn đề cương, thống nhất ma trận đề đúng theo sự thống nhất của lớp học bồi dưỡng, tập huấn đầu năm. Nội dung đề KT phải đảm bảo độ chính xác, đề kiểm tra không được để sai lỗi chính tả, ngữ pháp, cách đặt dấu câu... Đề cần đảm bảo khoa học, bám sát Chuẩn KTKN, có mức độ phân hóa, phù hợp với đối tượng bám sát hướng đổi mới theo định hướng phát triển năng lực của HS. Không ra đề, câu hỏi, bài tập vào nội dung giảm tải của Bộ GD&ĐT.

- Ra đề KT: Mỗi GV ra một đề KT đề xuất (trừ những môn PGD ra đề) nếu chỉ có một GV dạy một khối thì ra 02 đề cho khối mình dạy. Đề KTHK I phải được duyệt kĩ, đảm bảo bí mật, GV không được ôn luyện trước cho HS. Đề đề xuất là tài liệu mật, mọi CB, GV không phổ biến cho học sinh bằng bất kỳ hình thức nào khi chưa tổ chức kiểm tra.

- Đề kiểm tra phải biên soạn theo mẫu thống nhất đã được phổ biến trong HKI, soạn bằng phần mềm Microsoft Word 2003, 2007; sử dụng bảng mã Unicode, font Times New Roman, cỡ chữ 14, định dạng trang in trên khổ giấy A4, căn lề: trái 3,0; phải: 2,0; trên: 2,0; dưới: 2,0. Đề đề xuất cần được tổ chức phản biện đề tại tổ, nhóm chuyên môn và được sơ duyệt vào ngày 01/12

Lưu ý: Ghi biên bản vào sổ sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn cụ thể các nội dung trên. Đề cương, đề kiểm tra mỗi môn phải được các cá nhân dạy cùng khối thống nhất, ký tên và tổ trưởng chuyên môn ký duyệt.

- Sau khi thống nhất, các tổ, nhóm chuyên môn nộp ma trận, đề kiểm tra (có đáp án và hướng dẫn chấm chi tiết) về Phó Hiệu trưởng chuyên môn bằng văn bản vào ngày 05/12 (có đầy đủ chữ ký của người ra đề, duyệt đề, bỏ vào 01 phong bì) và gửi toàn bộ file địa chỉ qua email: anhquynh1978@gmail.com (Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng và các TTCM, có liên quan duyệt lại đề theo lịch đính kèm).

3. Công tác in sao đề kiểm tra

- Nhà trường thành lập Tổ in sao đề kiểm tra, Tổ in sao đề kiểm tra có trách nhiệm in sao và bảo mật tất cả các đề kiểm tra. Tổ tự bố trí thời gian in sao đề hợp lí để khỏi trở ngại công việc chung và bảo mật được đề. Trong thời gian in sao đề, mọi cá nhân không có liên quan đều không được phép đến khu vực in sao đề.

- Đề của mỗi môn/lớp được in sao và bỏ vào bì riêng theo từng phòng kiểm tra, tổ chức niêm phong sau khi hoàn thành in sao đề của từng môn/lớp.

- Việc in sao đề chính thức phải hoàn thành trước ngày 08/12.

IV. CÔNG TÁC TỔ CHỨC KIỂM TRA

1. Hình thức kiểm tra và phương án bố trí các phòng kiểm tra

- Học sinh dự kiểm tra chung theo khối lớp (trộn chung cả khối, sắp xếp thứ tự theo tên học sinh, lập số báo danh rồi chia phòng kiểm tra).

- Các phòng kiểm tra có niêm yết danh sách HS.

+ Khối 6: 65 HS/2 phòng (P7: 22, P8: 23 HS/phòng);

+ Khối 7: 68 HS/2 phòng (P5: 34, P6: 36 HS/phòng);

+ Khối 8: 67 HS/2 phòng (P3: 33, P4: 34 HS/phòng);

+ Khối 9: 71 HS/2 phòng (P1: 35, P2: 36 HS/phòng);

2. Tổ chức chỉ đạo, phân công giám thị coi kiểm tra

- Nhà trường ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo kiểm tra Học kỳ 1 để theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo chung, trong đó phân công Phó Hiệu trưởng chuyên môn làm trường trực, theo dõi chỉ đạo xuyên suốt hoạt động kiểm tra học kỳ 1.

- Ban chỉ đạo: Là Hiệu trưởng, Phó HT, Trưởng ban TTND trường học chỉ đạo kiểm tra của cả đợt KT HKI (theo phân công của Hiệu trưởng), có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo, bảo quản đề, bài kiểm tra, phân công giám thị, thư kí, chỉ đạo lập biên bản, phân công theo dõi vệ sinh, giờ ra vào kiểm tra…

- Giám thị: Là giáo viên được phân công coi kiểm tra, đảm bảo trong mỗi phòng có 01 giám thị thực hiện nhiệm vụ giám thị theo Quy chế coi kiểm tra.

- Ban chỉ đạo kiểm tra có mặt tại trường trước 30 phút, Giám thị có mặt trước 15 phút so với giờ bắt đầu làm bài.

- Trong quá trình tổ chức và coi kiểm tra, tất cả CB, GV, NV làm nhiệm vụ coi kiểm tra không được sử dụng điện thoại, làm việc riêng, chấm bài…

V. CÔNG TÁC CHẤM BÀI, TRẢ BÀI, NHẬP ĐIỂM VÀ LƯU BÀI KIỂM TRA

1. Chấm bài

- Giáo viên được phân công chấm bài kiểm tra thực hiện theo nguyên tắc chấm bài theo từng phòng kiểm tra và tổ chức chấm độc lập.

- Trước khi chấm, nhóm chấm phải thảo luận kỹ đáp án, biểu điểm (nếu cần thiết thì tổ chức chấm chung từ 02 đến 03 bài). Điểm toàn bài được lấy đến một chữ số thập phân sau khi đã làm tròn số.

- Việc chấm bài phải đảm bảo tính chính xác, công bằng, khách quan, thực hiện đúng theo Công văn số 1521/SGD&ĐT-GDTrH ngày 21/11/2013, khi chấm bài kiểm tra học kì, giáo viên chấm phải có nhận xét, động viên sự cố gắng của HS và sửa lỗi.

2. Trả bài

- Giáo viên thực hiện nghiêm túc việc trả bài cho học sinh (kể cả không có tiết trả bài) để học sinh kiểm dò bài làm, cộng điểm chi tiết kết quả chấm bài và phản ánh lại những sai sót (nếu có) trước khi vào điểm.

- Việc trả bài và thu lại bài thực hiện trong buổi, tuyệt đối không để học sinh mang bài về nhà hoặc làm thất lạc bài.

3. Nhập điểm

Sau khi chấm xong, giáo viên chấm ghi điểm vào tờ ghi kết quả (theo từng phòng kiểm tra) và tiến hành nhập điểm vào phần mềm quản lý điểm theo danh sách học sinh từng lớp. Hoàn thành việc cập nhật kết quả kiểm tra vào phần mềm điểm sau khi đã điều chỉnh sai sót (nếu có) từ phản hồi của học sinh. Công bố điểm KT cho HS được biết.

4. Lưu bài kiểm tra

Phó HT phụ trách chuyên môn tổng hợp bài kiểm tra của các môn theo từng khối, từng phòng KT (ngày 26/12) và có trách nhiệm bảo quản bài kiểm tra của học sinh (tối thiểu 01 năm). Bài kiểm tra phải sắp xếp ngăn nắp theo môn, khối lớp, đảm bảo việc theo dõi, quản lý và kiểm tra đột xuất của Phòng GD&ĐT, Ban Giám hiệu nhà trường.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với Ban Giám hiệu

- Tổ chức họp, quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo, Quy chế đánh giá xếp loại học sinh, Quy chế coi kiểm tra đến toàn thể CB, GV, NV và học sinh toàn trường. Tổ chức trực thường xuyên trong suốt quá trình tổ chức kiểm tra.

- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc và kiểm tra công tác chuẩn bị, in sao đề, quản lý đề, tổ chức kiểm tra, chấm bài, nhập điểm học kỳ 1.

2. Đối với các tổ chuyên môn, tổ văn phòng

- Căn cứ kế hoạch này, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng tổ chức họp triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung theo phân công.

- Quán triệt giáo viên, nhân viên nghiêm túc thực hiện quy định về giờ coi kiểm tra, tác phong và các quy định khác trong quy chế coi kiểm tra.

- Tổ Văn phòng chuẩn bị văn phòng phẩm, hậu cần phục vụ tốt cho công tác tổ chức kiểm tra.

Trên đây là Kế hoạch tổ chức ôn tập và kiểm tra học kỳ 1, năm học 2016 - 2017 của Trường THCS TT Thanh Hà, trong quá trình triển khai thực hiện, có gì vướng mắt, đề nghị CB, GV, NV kịp thời phản ánh về Ban Giám hiệu nhà trường để giải quyết./.

            KT HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

- Phòng GD&ĐT (để b/c);                                                        

- BCĐ Kiểm tra HK1;                                                           

- Các Tổ trưởng CM; VP

- Trưởng ban TTND trường học;

- Lưu: VT, Trang wepsie.                                                                                                                                                                                                              Phạm Xuân Quỳnh


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
KẾ HOẠCH HƯỚNG NGHIỆP-DẠY NGHỀ NĂM HỌC 2016-2017. Đề nghị các đ/c thực hiện theo đúng KH của nhà trường. ... Cập nhật lúc : 14 giờ 57 phút - Ngày 14 tháng 10 năm 2016
Xem chi tiết
KẾ HOẠCH HỘI GIẢNG, HỘI THI GVDG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2016-2017. Đề nghị các tổ CM triển khai tới toàn thể GV kịp thời ... Cập nhật lúc : 16 giờ 37 phút - Ngày 11 tháng 10 năm 2016
Xem chi tiết
Kế hoạch Hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đề nghị các đ/c GVCN đọc và thực hiện nghiêm túc ... Cập nhật lúc : 8 giờ 27 phút - Ngày 30 tháng 9 năm 2016
Xem chi tiết
Kế hoạch dạy học theo chủ đề năm học 2016-2017. Đề nghị các đ/c thực hiện nghiêm túc theo KH trên ... Cập nhật lúc : 8 giờ 13 phút - Ngày 30 tháng 9 năm 2016
Xem chi tiết
Nói tới văn học cổ điển Việt Nam, trước hết chúng ta phải nhắc tới đại thi hào Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều của ông. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ khiêm nhường coi đó là những “Lời qu ... Cập nhật lúc : 10 giờ 54 phút - Ngày 4 tháng 12 năm 2015
Xem chi tiết
Tìm hiểu lịch sử và hiểu lịch sử là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi chúng ta, và để góp thêm vào yếu tố đó tôi xin trân trọng giới thiệu với các thầy cô giáo và các em học sinh cuốn sách “Ho ... Cập nhật lúc : 10 giờ 52 phút - Ngày 4 tháng 12 năm 2015
Xem chi tiết
Chúng ta lại bắt đầu một năm học mới với bao niềm vui và sự hứng khởi. Hòa chung với niềm vui và sự hứng khởi ấy cho phép tôi được giới thiệu đến thầy cô và các em học sinh cuốn sách “Thi hâ ... Cập nhật lúc : 10 giờ 49 phút - Ngày 4 tháng 12 năm 2015
Xem chi tiết
BIỂU ĐIỂM CHO BÀI DỰ THI THAM DỰ HỘI THI GIỚI THIỆU SÁCH CHỦ ĐỀ “KỈ NIỆM 125 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH” ... Cập nhật lúc : 22 giờ 47 phút - Ngày 26 tháng 5 năm 2015
Xem chi tiết
Tham dự Hội thi giới thiệu sách lần này, em xin gửi đến toàn thể các thầy cô giáo và các bạn học sinh cuốn sách “Người suy nghĩ về tuổi trẻ chúng ta” nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch ... Cập nhật lúc : 22 giờ 43 phút - Ngày 26 tháng 5 năm 2015
Xem chi tiết
Cuốn sách "Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành (Giai Đoạn 1890 - 1911)" sẽ làm bạn kinh ngạc về tầm nhìn, bản lĩnh chính trị, sức làm việc bền bỉ, lòng tận tụy, cách thức tổ chức, điều hành ... Cập nhật lúc : 22 giờ 41 phút - Ngày 26 tháng 5 năm 2015
Xem chi tiết
123